Nguyên lý hoạt động của thiết bị chấm công bằng vân tay

MỤC LỤC

Thiết bị chấm công bằng vân tay là một trong những sản phẩm được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay. Nó là một phương thức giúp kiểm soát truy cập, chấm công và tính lương nhân viên hiệu quả. Để tìm hiểu kỹ hơn về thiết bị cũng như nguyên lý hoạt động, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ qua bài viết sau đây.

1. Thiết bị chấm công bằng vân tay là gì?

Thiết bị chấm công đóng vai trò quan trọng trong thu thập thông tin thời gian chấm công của người dùng. Để thực hiện việc xác thực, thông tin của người dùng sẽ được thu thập. Một số thông tin được đăng ký lên hệ thống gồm vân tay, khuôn mặt, mã số thẻ cảm ứng. Dữ liệu về mỗi lần thu thập sẽ là ID, thời gian chấm công, trạng thái. Tất cả sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ của máy chấm công.Trong đó, phần mềm chấm công sẽ lấy dữ liệu để tiến hành tính toán và xuất báo cáo.

Thiết bị chấm công bằng vân tay hoạt động dựa trên công nghệ sinh trắc vân tay. Nó sẽ sử dụng công nghệ phân tích, so sánh riêng biệt để tiến hành xác định danh tính của nhân viên. Đồng thời, hệ thống cũng thu thập và lưu trữ dữ liệu để kiểm soát ra vào và truy cập của người dùng.

2. Nguyên lý hoạt động thiết bị chấm công bằng vân tay

Cách hoạt động của chấm công bằng vân tay sẽ dựa trên việc ghi lại thời gian chính xác khi nhân viên xác nhận vân tay. Một hệ thống chấm công vân tay sẽ bao gồm máy đọc vân tay và phần mềm chấm công. Nó sẽ giúp kết nối, xử lý và phân tích dữ liệu chấm công của nhân viên. Bên cạnh đó, hệ thống sẽ lắp đặt thêm bộ lưu điện UPS để sử dụng trong trường hợp mất điện. Trong đó:

  • Đầu đọc vân tay sẽ được lắp đặt ở cửa ra vào, các khu vực mà nhân viên thuận tiện di chuyển. Nó giúp dễ dàng kiểm soát truy cập, vận hành và di chuyển khi cần thiết.
  • Chốt điện được lắp đặt nối liền với thiết bị đầu lọc vân tay. Khi xác định đúng người mở cửa thì chốt điện sẽ mở để cho phép người dùng ra vào.
  • Các phụ kiện để lắp các thiết bị kiểm soát ra vào cửa. Nhằm giúp cố định chốt điện và đảm bảo an toàn khi lấy mã vân tay.

2.1. Các thiết bị hỗ trợ 

Ngoài ra, một số hệ thống kiểm soát ra vào và chấm công còn được lắp đặt thêm các thiết bị sau:

Đầu đọc vân tay phụ: Thiết bị này được lắp đặt bên trong cửa. Nó được sử dụng khi có yêu cầu từ bên trong cho phép người dùng mở cửa bằng máy chấm công. Khi sử dụng đầu lọc vân tay phụ này, nó sẽ thay thế cho nút Exit.

Bộ lưu điện UPS: Đây là thiết bị giúp đảm bảo hệ thống vẫn làm việc bình thường trong trường hợp mất điện. Đồng thời, có thể tự động mở cửa khi gặp sự cố hỏa hoạn hoặc cháy nổ.

Nút khẩn cấp “Emergency”: Nó sẽ được tích hợp với hệ thống báo cháy, cửa sẽ tự động mở khi nút này được kích hoạt. Thông thường, nút này sẽ được đặt phía ngoài cửa nên bất kỳ ai cũng có thể kích hoạt nó.

3. Thiết bị chấm công bằng vân tay kết hợp kiểm soát cửa ra vào

Thiết bị này sẽ được gắn ở cửa ra vào ở mỗi công ty doanh nghiệp. Nó bao gồm một hệ thống khóa khoá điện từ (electromagnetic) và hai đầu đọc (một đầu đọc vào, một đầu đọc ra). Ngoài sử dụng vân tay để nhận dạng, hệ thống có thể sử dụng thẻ hoặc nhận dạng khuôn mặt.

Các đầu đọc tại khu vực cửa ra vào sẽ được kết nối với nhau. Khi dữ liệu được truyền vào đầu đọc, hệ thống sẽ thu thập và gửi đến phần mềm quản lý.

Mỗi nhân viên chỉ có duy nhất một mã nhân viên để đăng ký dấu vân tay của mình tương ứng với mã số đó. Để kiểm soát truy cập, nhân viên sẽ tiến hành quét mã vân tay tại vị trí đầu đọc. Đầu đọc sẽ nhận dạng mã vân tay tương ứng với mã nhân viên của mỗi người. Khi hợp lệ, hệ thống sẽ tiến hành tự động mở cửa và thu thập thông tin chấm công của nhân viên.

Dữ liệu được thu thập sẽ bao gồm ID nhân viên, thời gian ra/vào sẽ được lưu lại trong đầu đọc. Sau đó, phần mềm kiểm soát ra vào sẽ thu thập thông tin để lưu trữ lại.

3.1. Ưu điểm của hệ thống máy chấm công vân tay

Kiểm soát được thời gian ra vào cửa của từng nhân viên vì mỗi người có dấu vân tay khác nhau.

Hạn chế chi phí làm thẻ và tình trạng quên thẻ, mất thẻ của nhân viên.

Hoạt động độc lập và dễ dàng nhờ kết nối thông qua mạng LAN, Internet.

Khả năng lưu trữ lớn, phù hợp với mọi quy mô của doanh nghiệp.

Có thể tích hợp với Access control để kiểm soát truy cập và bảo toàn an toàn cho dữ liệu.

Đơn giản và dễ dàng sử dụng với phần mềm quản lý, tổng hợp và báo cáo.

3.2. Nhược điểm của hệ thống

Hệ thống không thích hợp sử dụng ở các nhà máy hóa chất hoặc nơi làm việc độc hại. Vì vân tay có thể bị mờ, mất vân tay trong quá trình người dùng làm việc.

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin về cách thức hoạt động của thiết bị chấm công bằng vân tay. Hy vọng với bài viết trên có thể giúp bạn dễ dàng hơn khi triển khai hệ thống kiểm soát truy cập. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với U&M.E nhé!

Posted in GIẢI PHÁP, Kiểm soát truy cập.