9 sự khác biệt giữa tổng đài điện thoại Analog và IP

MỤC LỤC

Hệ thống tổng đài điện thoại Analog và IP là hai loại tổng đài được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Cả 2 hệ thống đều mang đến những lợi ích thiết  thực cho doanh nghiệp. Mặc dù cả 2 đều có mục đích là thực hiện và nhận cuộc gọi nhưng chúng có những điểm khác biệt nhất định. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi điểm qua 11 điểm khác biệt dưới đây nhé!

1. Tổng quan về 2 loại tổng đài

Hệ thống tổng đài điện thoại Analog được xây dựng dựa vào phần cứng với phần mềm đơn giản. Tổng đài này hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển mạch kênh TDM (vật lý).

Đối với tổng đài IP, hệ thống hoạt động trên hạ tầng mạng IP (Internet Protocol). Chúng được kết nối và hoạt động nhằm mang đến hiệu suất liên lach vượt trội. Hơn thế nữa, bạn cũng không đầu tư thêm tổng đài điện thoại cho chi nhánh hoặc cửa hàng phụ. Bởi nó có thể sử dụng chung một hệ thống tổng đài đặt ở vị trí trung tâm. Các máy nhánh sẽ liên lạc một cách hiệu quả và nhanh chóng giống như ở văn phòng tổng công ty.

2. Khả năng mở rộng

Mỗi văn phòng hay chi nhánh đều cần phải có một hệ thống tổng đài riêng nếu bạn sử dụng tổng đài Analog. Và hơn thế nữa, các máy nhánh nội bộ cũng không thể liên lạc với nhau. Nếu bạn sử dụng tổng đài IP thì không cần thêm tổng đài điện thoại cho văn phòng chi nhánh. Tất cả các chi nhánh có thể dùng chung một hệ thống tổng đài đặt ở trụ sở chính. Các máy nhánh sẽ liên lạc với nhau như đang ở văn phòng.

3. Khả năng thu hồi vốn

Đầu tư vào hệ thống tổng đài điện thoại Analog thì không có khả năng thu hồi vốn quá nhiều. Bởi cuộc gọi giữa các chi nhánh được thực hiện thông qua mạng điện thoại của nhà cung cấp dịch vụ. Cước phí điện thoại liên lạc được tính theo tháng hoặc năm.

Còn đối với tổng đài IP thì khả năng thu hồi vốn được tính theo thời gian. Cước phí gọi liên tỉnh giữa các chi nhánh được khấu trừ còn cước phí gọi điện di động và quốc tế sẽ giảm xuống đáng kể.

4. Tích hợp ứng dụng

Hầu hết, các hệ thống Analog khi tích hợp thêm ứng dụng đều yêu cầu cần phải có thiết bị tương thích. Nó sẽ mất nhiều thời gian và chi phí khi triển khai cũng như bảo trì hệ thống. Tổng đài IP tích hợp nhiều ứng dụng thoại và truyền thông thông minh như CRM, Voice Messages, SMS,… Và các ứng dụng CTI trên trên máy tính PC.

5. Các tính năng hỗ trợ

Tổng đài truyền thống Analog không có các tính năng hỗ trợ nâng cao. Trong khi đó, IP PBX sẽ hỗ trợ forward call, auto answer call, conference, voice mail, recording call,… Cho phép hệ thống điện thoại IP đầu cuối dễ dàng tích hợp và liên lạc, chuyển đổi.

6. Nâng cấp tổng đài

Để nâng cấp tổng đài Analog, hệ thống yêu cầu cần thêm các thiết bị Gateway tương thích. Khi kết nối thoại trên nền IP (VoIP), tổng đài IP rất đơn giản không yêu cầu thêm thiết bị. Điều này giúp doanh nghiệp có tiết kiệm được chi phí cũng như nâng cao hoạt động kinh doanh.

7. Khả năng mở rộng máy nhánh

Thông thường, số line máy nhánh nội bộ (extension) của tổng đài Analog sẽ được thiết kế cố định. Chính vì thế nó không thể mở rộng thêm bằng phần mềm. Còn ở tổng đài IP, máy nhánh (extension) mở rộng linh hoạt. Khả năng mở rộng có thể lên tới 100, 10000 người dùng tùy thuộc vào thiết bị máy chủ tổng đài.

8. Chi phí đầu tư mới

Khi đầu tư mới, tổng đài Analog thường có chi phí tổng thể lớn. Các chi phí bao gồm có thể kể đến như chi phí tổng đài, thiết bị điện thoại, chi phí dây thoại, đi dây, wallplate.. Tổng đài IP có chi phí tái đầu đi thấp hơn. Nếu bạn đầu tư dung lượng càng lớn thì chi phí càng giảm. Bạn sẽ không tốn nhiều chi phí vào đường dây cáp thoại,  cáp trục hay khoảng cách đi dây.

9. Khả năng quản lý

Đối với tổng đài điện thoại Analog, thường sẽ được quản lý bằng CLI Commands. Nó rất phức tạp khiến cho người dùng khó quản lý. Đồng thời, đòi hỏi nhà cung cấp phải đến tận nơi để cài đặt cho mỗi lần thay đổi.

Còn với tổng đài IP, hệ thống được quản lý bằng giao diện đồ họa GUI dựa trên web. Nó giúp cho người quản lý dễ dàng cài đặt và thay đổi thông tin. Hơn thế nữa, bạn có thể quản lý dù ngồi bất kỳ nơi đâu và làm việc vào mọi thời điểm.

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin về sự khác biệt giữa 2 hệ thống tổng đài điện thoại Analog và IP. Mỗi hệ thống đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ giải pháp phù hợp, đừng ngần ngại liên hệ ngay với U&ME. Hoặc có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 028.3862.2390 hoặc qua Zalo: 0839.32.89.89 nhé!

Posted in GIẢI PHÁP, Trung tâm dữ liệu.